• Giải Ngố
  • Tiếng Anh
  • Blog
  • Toplist
  • Gen Z
  • Tâm Lý

GDTD - Blog Chia Sẻ Kiến Thức Hay

Lạm phát là gì và những nguyên nhân gây ra lạm phát

18/08/2022 by GDTD Leave a Comment

Lạm phát là vấn đề khiến chính phủ các nước đau đầu khi phải tìm mọi cách để giữ ổn định. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm lạm phát là gì, các nguyên nhân gây ra lạm phát và các tác động của lạm phát đến nền kinh tế.

I. Các khái niệm về lạm phát

1. Lạm phát là gì ?

Lạm phát là gì? Lạm phát ( Inflation) được hiểu là sự gia tăng của giá cả của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian của nền kinh tế. Căn cứ vào mức độ của lạm phát, người ta chia làm 3 mức độ: Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

Lạm phát là gì ? Lạm phát là gì ?

2. Tỷ lệ lạm phát là gì ?

Tỷ lệ lạm phát đo lường tốc độ tăng của mức giá. Khi mức giá tăng nền kinh tế có lạm phát (inflation), ngược lại giảm phát (deflation) xảy  khi mức giá chung giảm xuống. Để tính tỷ lệ lạm phát người ta thường dựa vào chỉ số giá tiêu dùng CPI. Tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào tốc độ tăng của cung tiền. Nếu ngân hàng trung ương giữ mức cung tiền ổn định thì tất nhiên giá cả sẽ không biến động nhiều. Nếu muốn tỷ lệ lạm phát bằng 0 ngân hàng trung ương chỉ cần tăng cung tiền với tỷ lệ đúng bằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

3. Giảm lạm phát là gì ?

Giảm lạm phát là gì? Giảm phát (deflation) trái ngược với lạm phát, xảy khi mức giá chung giảm xuống. Cần phân biệt rõ giảm phát với thiểu phát bởi thiểu phát là sự chậm lại của tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái hay đình đốn.

4. Siêu lạm phát là gì và hậu quả của siêu lạm phát ?

Siêu lạm phát là gì? Theo từ điển Kinh tế học của Đại học Kinh tế quốc dân thì siêu lạm phát (hyperinflation) là loại lạm phát có tốc độ rất cao và biến động cực mạnh, có thể từ 10 đến hàng nghìn phần trăm (tức hai con số trở lên). Khác với lạm phát bình thường, siêu lạm phát phản ánh tình trạng mọi người mất niềm tin vào giá trị đồng tiền và quay sang sử dụng phương pháp trao đổi hiện vật. Khi rơi vào tình trạng siêu lạm phát, nền kinh tế có nguy cơ sụp đổ và xã hội có nguy cơ rối loạn.

II. Những nguyên nhân gây ra lạm phát

Lạm phát hình thành từ rất nhiều nguyên nhân như lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do cơ cấu, lạm phát do cầu thay đổi, lạm phát do xuất khẩu, lạm phát do nhập khẩu, lạm phát do tiền tệ. Cùng tìm hiểu chi tiết qua những phân tích dưới đây.

1. Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo là khi cầu về thị trường hàng hóa, dịch vụ nào đó tăng lên kéo theo sự tăng lên của giá cả hàng hóa, dịch vụ đó. Theo đó, giá cả các mặt hàng tương tự cũng đồng loạt tăng theo làm cả nền kinh tế biến động với sự tăng lên đột ngột của giá.
Ví dụ như những năm 2011 sự nóng lên của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã trở thành một nguồn thu khủng đối với những người tham gia. Thu nhập tăng cao khiến những người này chi tiêu mạnh mẽ một cách bất thường, làm nền kinh tế xoay chuyển, lạm phát tăng đột biến.

Lạm phát do cầu kéoLạm phát do cầu kéo

2. Lạm phát do chi phí đẩy

Một trường hợp khác gây ra lạm phát là lạm phát do chi phí đẩy. Nghĩa là khi giá của một hoặc một vài yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào, ngân sách trả cho nhân công, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu… tăng lên làm chi phí của doanh nghiệp tăng theo. Để đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp tiến hành tăng giá cả sản phẩm khiến lạm phát tăng lên.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới trong năm 1973 là ví dụ điển hình nhất cho nguyên nhân này. Theo đó OPEC ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đối với một số quốc gia, trong đó bao gồm 1 ông lớn chính là nước Mỹ – một trong những quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất của tổ chức này. Việc làm này làm ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc  biệt là Mỹ, làm cho giá dầu mỏ khi Mỹ nhập khẩu chui về được đội lên gấp ngàn lần, nền kinh tế xảy ra siêu lạm phát.

3. Lạm phát do cơ cấu

Khi doanh nghiệp đi vào kinh doanh hiệu quả thu được một số lợi nhuận đáng kể sẽ tự thúc đẩy nhân công bằng việc tăng lương. Tuy nhiên một số doanh nghiệp lại không đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả mà vẫn phải tăng lương cho nhân công để giữ chân họ. Lúc này không còn cách nào khác ngoài việc tăng giá cả sản phẩm làm lạm phát phát sinh.
Ví dụ tiêu biểu như việc một doanh nghiệp A mới mở rộng quy mô kinh doanh, tuy đã rất nỗ lực nhưng việc kinh doanh có vẻ như đã không đi đúng chiến lược nên không hiệu quả. Lúc này, nhân viên thấy tình hình doanh nghiệp không khả thi và phần lớn họ muốn bỏ việc hoặc đình công đòi tăng lương. Đi đến nước này doanh nghiệp không còn sự lựa chọn khác khi phải duy trì lượng nhân công để kịp tiến độ, buộc phải tăng lương cho người lao động dẫn đến việc đẩy giá lên bằng chi phí cận biên tăng lên cho một lao động.

4. Lạm phát do cầu thay đổi

Một mặt hàng không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng là căn cứ cho ngành hàng khác tăng lên. Nếu thị trường này lại là độc quyền tức là không có sản phẩm thay thế thì việc tăng giá là điều đương nhiên. Đây lại là lý do cho việc phát sinh lạm phát.
Chẳng hạn như thời tiết không thuận lợi làm người nông dân mất mùa, nên lượn cung gạo ít. Trong khi đó gạo lại là thức ăn chủ yếu của người dân Việt Nam, không thể thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm khác nên các nhà buôn bán gạo đẩy mạnh giá gạo lên gấp đôi, gấp ba. Theo đó với cùng một số tiền một gia đình trước kia có thể mua gạo ăn trong một tháng thì do tác động của lạm phát nên chỉ đủ ăn cho nửa tháng.

5. Lạm phát do xuất khẩu

Một nguyên nhân khác đến từ xuất khẩu, khi xuất khẩu tăng tức là tổng cầu lớn hơn tổng cung do thị trường hàng tiêu thụ lớn hơn mức cung cấp. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng chính là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Ví dụ như khi Việt Nam xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc quá nhiều làm lượng cung cho thị trường trong nước cạn kiệt. Việc chênh lệch lượng cung – cầu gây tác động mạnh mẽ đến giá cả các mặt hàng này làm xuất hiện lạm phát.

6. Lạm phát do nhập khẩu

Có nguyên nhân gây ra lạm phát từ việc xuất khẩu thì cũng có nguyên nhân gây ra lạm phát từ việc nhập khẩu. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng có thể xuất phát từ thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng làm giá bán sản phẩm trong nước tăng lên. Giá bị đội lên qua những nhân tố này làm lạm phát xuất hiện.
Ví dụ như để bảo hộ cho hàng hóa trong nước, chính phủ gia tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, chẳng hạn tăng từ 40% lên 50%, chứng tỏ người tiêu dùng sẽ bị tăng giá hàng hóa sản phẩm đó lên 10%. Do đó, cùng một số tiền mà trước đây người đó mua được 10 mặt hàng, nay lại chỉ mua được 9 mặt hàng.

7. Lạm phát tiền tệ

Nguyên nhân cuối cùng do tác động từ Ngân hàng trung ương. Ví dụ ngân hàng trung ương muốn giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ sẽ mua ngoại tệ vào. Hay việc ngân hàng trung ương cung quá nhiều tiền ra thị trường cũng chính là nguyên nhân.

III. Các tác động của lạm phát

1. Tích cực

Lạm phát không phải lúc nào cũng xấu như chúng ta nghĩ. Nếu duy trì lạm phát ở mức 2-5% sẽ là rất tốt cho nền kinh tế các nước phát triển và 10% với các nước đang phát triển bởi nó đem lại một số lợi ích như:
Kích thích tiêu dùng trong nước, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
Cho phép chính phủ có nhiều  khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc

2. Tiêu cực

Tiêu cực đầu tiên phải kể đến của lạm phát là tác động mạnh đến lãi suất. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, để cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa làm suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng. Lạm phát còn ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động. Khi lạm phát tăng cao trong khi thu nhập không đổi đã làm thu nhập thực tế giảm xuống. Ngoài ra lạm phát còn gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế như: gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, suy thoái nền kinh tế, đời sống nhân dân trở nên khó khăn hơn.

Nói tóm lại, thông qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp tới quý độc giả thông tin vô cùng quan trọng đến nền kinh tế đất nước – lạm phát. Bài viết đã phân tích sâu về khái niệm lạm phát là gì, chỉ số lạm phát là gì, lạm phát là gì kinh tế vĩ mô, lạm phát là gì nguyên nhân và hậu quả, các tác động tích cực cũng như tiêu cực từ lạm phát.

Bài viết liên quan

Part time job là gì? Những điều cần biết về công việc bán thời gian hiện nay
5s là gì? Chương trình 5s được áp dụng rộng rãi đối với các doanh nghiệp
Copywriting là gì? Những điều cần biết để trở thành copywriter chuyên nghiệp

Filed Under: Giải Ngố

Previous Post: « Copywriting là gì? Những điều cần biết để trở thành copywriter chuyên nghiệp
Next Post: 5s là gì? Chương trình 5s được áp dụng rộng rãi đối với các doanh nghiệp »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Flannel là gì? Hướng dẫn 5 cách phối đồ với Flannel shirt
  • Đang mang thai có nên ăn canh chua không, lợi ích khi ăn là gì?
  • Thiền tâm từ (Metta) là gì? Những điều cần biết về thiền metta
  • Kimbap là gì? Phân biệt sushi và kimbap? Cách bảo quản kimbap qua đêm
  • D-aspartic acid là gì? Công dụng của aspartic acid như thế nào
  • Bột Guar gum là gì? Lợi ích và tác hại của Guar Gum!
  • Đau mắt hàn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Trà hữu cơ là gì? Review các loại trà hữu cơ Vherbs?
  • Phấn hoa là gì và có công dụng như thế nào?
  • Tinh dầu đinh hương là gì? Lợi ích và cách sử dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Gen Z
  • Giải Ngố
  • Tâm Lý
  • Thủ Thuật
  • Toplist

Copyright © 2023 · GDTD - Blog Chia Sẻ Kiến Thức Hay