• Giải Ngố
  • Tiếng Anh
  • Blog
  • Toplist
  • Gen Z
  • Tâm Lý

GDTD - Blog Chia Sẻ Kiến Thức Hay

Móng tay có đốm trắng là gì? Giải mã hạt gạo trên móng tay

26/02/2023 by GDTD Leave a Comment

Các bạn có đang mắc phải tình trạng móng tay có hạt gạo trắng xuất hiện không. Hãy cùng tìm hiểu xem móng tay có đốm trắng là gì và giải mã hạt gạo trên móng tay nhé!

Khi thấy móng tay có đốm trắng hoặc chấm trắng, đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, kẽm, vitamin C. Hãy cùng GDTD tìm hiểu rõ qua bài viết này nhé!

Đôi nét về đốm trắng (hạt gạo) ở móng tay

Đôi nét về đốm trắng (hạt gạo) ở móng tayĐôi nét về đốm trắng (hạt gạo) ở móng tay

Các đốm trắng xuất hiện trên móng tay trong dân gian thường gọi là hạt gạo và thuật ngữ khoa học là Leukonychia. Những người trưởng thành hoặc trẻ em đều có thể xuất hiện hạt gạo trên móng tay.

Những đốm hạt gạo này thường sẽ xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ hoặc lớn trên móng tay. Hiện tượng này thường sẽ ảnh hưởng đến vài ngón hoặc có khi là cả bàn tay.

Nguyên nhân móng tay có đốm trắng

Do dị ứng với sơn móng tay

Do dị ứng với sơn móng tayDo dị ứng với sơn móng tay

Dị ứng thường do các chất hóa học có trong sơn móng tay làm nổi các hạt gạo trên móng tay. Vì thế, bạn không nên sử dụng sản phẩm này với tần suất quá nhiều.

Do thiếu dưỡng chất thiết yếu

Do thiếu dưỡng chất thiết yếuDo thiếu dưỡng chất thiết yếu

Hiện tượng xuất hiện hạt gạo trên móng tay có thể do bạn thiếu hụt các chất như kali, canxi, kẽm và protein. Vì thế bạn hãy bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bạn đầy đủ chất dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm khác nhau.

Do bệnh lý

Do bệnh lýDo bệnh lý

Ngoài ra, khi bị nhiễm nấm thì biểu hiện ban đầu thường là xuất hiện một vài đốm trắng ở móng tay hoặc móng chân. Tuy nhiên, nếu bạn không điều trị kịp thời những đốm này sẽ lan rộng càng nhiều. Đồng thời, móng tay, móng chân thường sẽ trở nên dày hơn và sẽ giòn, dễ gãy.

Các dạng móng tay có đốm trắng

Các dạng móng tay có đốm trắngCác dạng móng tay có đốm trắng

Hiện tượng xuất hiện các đốm trắng hoàn toàn là toàn bộ móng có màu trắng, điều này thường do di truyền. Ngoài ra, các hiện tượng móng tay có đốm trắng thường gặp là những đốm trắng một phần thường có các dạng như:

  • Đốm trắng dạng vân kẻ: Đây là hiện tượng xuất hiện những đường sọc ngang hoặc các đường dọc nhỏ trên móng tay.
  • Đốm trắng dạng quả trứng: Hiện tượng này thường có những đốm nhỏ li ti, trông giống quả trứng. Dạng này thường xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ và lan ra cả móng.
  • Đốm trắng dọc: Hiện tượng xuất hiện các đường kẻ nằm dọc theo chiều của móng tay. Thông thường dạng này sẽ ít gặp hơn.

Cách chữa đốm trắng (hạt gạo) ở móng tay

Cách chữa đốm trắng (hạt gạo) ở móng tayCách chữa đốm trắng (hạt gạo) ở móng tay

Cân nhắc loại sơn móng tay đang dùng

Nếu như bạn đang sử dụng các loại sơn móng tay thì nên hạn chế nó lại, vì đây có thể là nguyên nhân gây dị ứng, khiến cho móng của bạn bị tổn thương một cách nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn đã ngưng dùng mà vẫn gặp phải hạt gạo nhiều hơn, thì bạn hãy tìm đến bác sĩ để nhận được sự thăm khám kịp thời.

Bổ sung dưỡng chất thiết yếu

  • Protein và canxi: Thành phần này giữ nhiệm vụ cấu tạo nên móng tay, giúp cho móng của bạn trở nên cứng cáp hơn. Bạn có thể bổ sung bằng cách ăn các thực phẩm giàu protein như cá ngừ, cá hồi, thịt bò hoặc các loại sữa và các loại hạt để cung cấp lượng chất cần thiết.
  • Nên thực hiện ăn uống bổ sung các chất như kali, magie, kẽm, natri,…
  • Ngoài ra, hãy chú ý bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng có trong các loại rau củ, trái cây tươi, mồng tơi, rau thơm,… để giúp cho móng trở nên chắc khỏe hơn và sức khỏe của bạn cũng được cải thiện.

Dùng thuốc điều trị

Bạn cũng có thể dùng thuốc điều trị nấm móng để vừa giảm nấm móng vừa giảm tình trạng các hạt gạo trên móng tay, móng chân của mình. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin mà GDTD muốn chia sẻ đến bạn về việc giải mã các đốm trắng trên móng tay và cách điều trị. Hi vọng sẽ giúp cho bạn có những thông tin bổ ích!

Nguồn: vinmec.com, youmed.vn

GDTD

Bài viết liên quan

Chất 3-MCPD là gì? Dùng nước tương chứa chất 3-MCPD có an toàn không?
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần là gì? Khi nào thì xảy ra?
Butylene Glycol là gì? Dung môi này có thật sự cấp ẩm cho da?

Filed Under: Blog

Previous Post: « Son màu hồng nude là gì? Top 5 thỏi son hồng nude quyến rũ nhất cho các nàng
Next Post: Bình phong là gì? Ý nghĩa của bình phong trong phong thủy »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Chất 3-MCPD là gì? Dùng nước tương chứa chất 3-MCPD có an toàn không?
  • Hiện tượng nguyệt thực toàn phần là gì? Khi nào thì xảy ra?
  • Butylene Glycol là gì? Dung môi này có thật sự cấp ẩm cho da?
  • Sao Ngũ hoàng là gì? Tác động gì đến phong thủy?
  • Lectins là gì? Những loại thực phẩm chứa nhiều Lectin bạn cần biết
  • Tăm nước là gì? Lợi ích khi sử dụng tăm nước khi vệ sinh răng miệng
  • Thịt nạc protein (Lean Protein) là gì? Các thực phẩm protein ‘nạc’ nên lựa chọn
  • Phi lê là gì – danh sách các loại phi lê tại Bách hóa XANH
  • Thái cực quyền 24 thức là gì? Các động tác trong thái cực quyền 24 thức
  • Thóp trẻ sơ sinh là gì, cách thăm khám thóp trẻ sơ sinh an toàn

Chuyên mục

  • Blog
  • Gen Z
  • Giải Ngố
  • Tâm Lý
  • Thủ Thuật
  • Toplist

Copyright © 2023 · GDTD - Blog Chia Sẻ Kiến Thức Hay