• Giải Ngố
  • Tiếng Anh
  • Blog
  • Toplist
  • Gen Z
  • Tâm Lý

GDTD - Blog Chia Sẻ Kiến Thức Hay

Trầm Cảm Có Tái Phát Không? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

14/01/2023 by GDTD Leave a Comment

Trầm cảm có tái phát không là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc, đồng thời hiểu hơn về nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

trầm cảm có tái phát không
Bệnh trầm cảm có tái phát không là mối băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân

Bệnh trầm cảm có tái phát không?

Trầm cảm là một trong những dạng rối loạn cảm xúc thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh chiếm 5% dân số thế giới. Người mắc chứng bệnh này có khí sắc giảm thấp vượt quá ngưỡng cho phép về mức độ và thời gian. Biểu hiện điển hình của trầm cảm là sự buồn bã, đau khổ, chán nản, bi quan, mất hứng thú và giảm năng lượng.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây trầm cảm vẫn chưa được biết rõ và cơ chế bệnh sinh có liên quan đến gen di truyền. Vì những lý do này, quá trình điều trị còn tồn đọng khó khăn và thách thức. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp đáp ứng tốt và bệnh thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau một thời gian điều trị. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đáp ứng kém, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều hậu quả về sức khỏe và cuộc sống.

Những hiểu biết của cộng đồng về bệnh trầm cảm vẫn còn khá hạn chế. Do đó, không ít người băn khoăn “Bệnh trầm cảm có tái phát hay không?”. Theo các bác sĩ, trầm cảm là bệnh lý có khả năng tái phát cao nên sau khi triệu chứng thuyên giảm, bệnh nhân phải điều trị củng cố ít nhất 6 tháng.

trầm cảm có tái phát không
Trầm cảm là bệnh có tỷ lệ tái phát cao nên cần điều trị củng cố và chủ động trong việc phòng ngừa

Nhiều nghiên cứu cho thấy, người mắc chứng bệnh này có gen di truyền mang bệnh, giải phẫu não bộ bất thường và nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh mất cân bằng. Vì có sẵn các yếu tố nguy cơ nên tỷ lệ tái phát bệnh khá cao. Tuy nhiên, nếu tích cực điều trị và chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn, tỷ lệ bệnh tái phát sẽ được giảm đi đáng kể.

Bệnh nhân trầm cảm không nhất thiết phải dùng thuốc suốt đời như rối loạn lưỡng cực hay tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, gia đình và người bệnh cần có biện pháp chăm sóc lâu dài để quản lý bệnh thành công. Với những trường hợp tái phát bệnh quá 5 lần, người bệnh buộc phải dùng thuốc suốt đời để ngăn chặn tái phát.

So với lần khởi phát đầu tiên, ở những lần tái phát sau, triệu chứng có thể phức tạp hơn và nguy cơ kháng trị cao. Do đó, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh chủ động chăm sóc và phòng ngừa sau khi kiểm soát bệnh thành công.

Các nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát

Trầm cảm có khả năng tái phát cao. Để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bệnh nhân cần tìm hiểu những nguyên nhân và yếu tố có thể gia tăng tỷ lệ bệnh tái phát:

1. Không điều trị dự phòng theo chỉ dẫn

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể giảm đi rõ rệt sau 2 – 3 tháng điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân phải điều trị củng cố thêm ít nhất 6 tháng. Mục tiêu của điều trị củng cố là ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh và giảm nguy cơ bệnh tái phát.

trầm cảm có tái phát không
Những trường hợp tự ý ngưng điều trị sẽ có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn các trường hợp tuân thủ điều trị

Với những trường hợp tự ý ngưng điều trị, tỷ lệ trầm cảm tái phát là rất cao. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bác sĩ sẽ giải thích kỹ lưỡng cho bệnh nhân và gia đình. Bản thân người bệnh dễ buông xuôi và từ bỏ điều trị vì phải liên tục dùng thuốc. Do đó, cần có sự hỗ trợ và động viên từ gia đình để người bệnh duy trì điều trị trong thời gian dài.

2. Đối mặt với sang chấn tâm lý

Các sự kiện gây sang chấn tâm lý là nguyên nhân phổ biến khiến trầm cảm tái phát. Những người mắc chứng bệnh này có sẵn các yếu tố nguy cơ. Do đó, khi xuất hiện sự kiện gây sang chấn, các chất dẫn truyền thần kinh sẽ bị rối loạn và hậu quả là tái phát triệu chứng trầm cảm.

trầm cảm có tái phát không
Các sang chấn tâm lý như ly hôn, chia tay,… có thể khiến trầm cảm và các rối loạn tâm thần tái phát

Theo các chuyên gia, trầm cảm thường tái phát sau khi đối mặt với những sự kiện sau:

  • Người thân và bạn bè thân thiết qua đời
  • Gia đình ly tán, ly hôn, ly thân
  • Trải qua hoặc chứng kiến tai nạn nghiêm trọng
  • Bị bắt cóc, cưỡng bức
  • Bị lạm dụng thể chất, tình cảm
  • Bản thân hoặc những người thân trong gia đình bị chẩn đoán mắc các chứng bệnh nan y, mãn tính không thể điều trị
  • Làm ăn thua lỗ, gia đình phá sản

Ở người khỏe mạnh, các sự kiện này cũng gây ra tổn thương tâm lý. Tuy nhiên, bản thân mỗi người sẽ biết cách tự điều chỉnh để ổn định lại tâm lý và vượt qua nỗi đau. Ngược lại, những người có tiền sử trầm cảm sẽ bị tổn thương sâu sắc trước những sự kiện gây sang chấn. Hậu quả là khiến bệnh tái phát và đôi khi gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần khác rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn lo âu lan tỏa,…

3. Bị stress, căng thẳng liên tục

Ngoài các cú sốc tâm lý, căng thẳng tích tụ cũng được xem là nguyên nhân khiến trầm cảm tái phát. Stress không tác động quá sâu sắc đến tinh thần nhưng nếu xảy ra trong một thời gian dài, hệ thần kinh trung ương sẽ bị ức chế dẫn đến việc tái phát trầm cảm và tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý, tâm thần khác.

Các sự kiện, yếu tố có thể gây stress và tạo điều kiện cho bệnh trầm cảm tái phát:

  • Gia đình không hạnh phúc, chứng kiến cảnh bố mẹ thường xuyên xung đột, mâu thuẫn hoặc bản thân bất hòa với bạn đời và người thân.
  • Áp lực công việc
  • Thu nhập thấp, không ổn định
  • Áp lực từ việc chăm sóc con cái, trách nhiệm với gia đình
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý thể chất
  • Thường xuyên phải đối mặt với những lời chỉ trích, phê bình về ngoại hình, cách chăm con, công việc,…

4. Lạm dụng rượu bia và nghiện chất

Ngoài những nguyên nhân kể trên, trầm cảm cũng có khả năng tái phát nếu lạm dụng rượu bia và chất gây nghiện. Rượu bia và chất kích thích đều có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Nếu lạm dụng quá mức, các chất dẫn truyền thần kinh sẽ bị rối loạn và đây chính là yếu tố thuận lợi để trầm cảm cùng với các rối loạn tâm thần tái phát.

trầm cảm có tái phát không
Nghiện rượu bia là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tái phát

5. Do rối loạn hormone

Trên thực tế, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh và những giai đoạn rối loạn nội tiết tố. Do đó, trầm cảm cũng có thể tái phát do hormone thay đổi đột ngột. Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức nhưng nồng độ của hormone estrogen và progesterone đã được chứng minh có mối liên hệ mật thiết với tâm trạng.

Ngoài chứng trầm cảm, sự tăng cao/ giảm thấp của hai loại hormone trên được xác định có liên quan đến hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt và đồng thời là yếu tố thuận lợi gây ra các dạng rối loạn lo âu. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự thay đổi của hormone ảnh hưởng đáng kể đến hormone tuyến giáp, tuyến tùng, vùng dưới đồi. Hậu quả là làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh và làm bùng phát các rối loạn tâm thần, bao gồm cả trầm cảm.

6. Sức khỏe thể chất suy giảm

Thể trạng suy nhược là yếu tố thuận lợi làm tái phát trầm cảm và một số bệnh tâm lý, tâm thần khác. Trên thực tế, tâm thần và thể chất là hai yếu tố có mối liên hệ mật thiết. Thể chất có vai trò nâng đỡ tinh thần và tinh thần cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thể trạng suy nhược khiến các tế bào thần kinh ở não bộ thiếu oxy và dưỡng chất dẫn đến tình trạng hoạt động kém. Vì vậy, ở giai đoạn này, cơ thể dễ mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm trí nhớ và thường xuyên mắc lỗi khi học tập, làm việc.

Ngoài ra, tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài còn ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và là nguyên nhân làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Vì những lý do này, thể trạng suy nhược sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần mãn tính tái phát. Do đó, bên cạnh việc yêu cầu tuân thủ các biện pháp điều trị, bác sĩ thường dặn dò người bệnh xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để nâng đỡ thể trạng.

7. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Tình trạng tái phát trầm cảm đôi khi là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Mặc dù tỷ lệ tái phát bệnh do nguyên nhân này không cao nhưng nếu kết hợp cùng với các yếu tố kể trên, tỷ lệ sẽ tăng lên đáng kể. Theo các bác sĩ, tình trạng trầm cảm tái phát thường do sử dụng các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc ức chế bơm proton (đặc biệt là Omeprazole)
  • Thuốc tránh thai cho nữ giới (Ethinyl Estradiol)
  • Thuốc giảm đau gây nghiện opioid (Hydrocodone)
  • Thuốc chẹn beta (Atenolol)
  • Thuốc bổ sung estrogen cho phụ nữ mãn kinh hoặc đã cắt bỏ buồng trứng (Estradiol)

Trước khi sử dụng các loại thuốc kể trên, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ tiền sử trầm cảm và một số bệnh lý đi kèm để được xem xét nguy cơ. Trong trường hợp phải sử dụng, bệnh nhân cần chú ý các biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện và thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Cách phòng ngừa trầm cảm tái phát hiệu quả

Trầm cảm tái phát không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống mà còn tăng nguy cơ kháng trị. Những trường hợp tái phát quá 5 lần sẽ phải dùng thuốc suốt đời để ngăn ngừa tái phát và hạn chế các biến chứng lâu dài. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng việc dùng thuốc dài hạn tiềm ẩn không ít rủi ro và nguy cơ. Do đó, bệnh nhân và gia đình cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát sau:

1. Tích cực điều trị theo hướng dẫn

Biện pháp hiệu quả nhất có thể ngăn ngừa trầm cảm tái phát là tích cực điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như đã đề cập, bệnh nhân sẽ phải điều trị củng cố trong ít nhất 6 tháng để ổn định nồng độ chất dẫn truyền thần kinh. Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân nên can thiệp liệu pháp tâm lý để phục hồi chức năng tâm thần và có các kỹ năng cần thiết để đối mặt, vượt qua với những tình huống khó khăn trong cuộc sống.

trầm cảm có tái phát không
Bệnh nhân nên điều trị củng cố theo hướng dẫn để giảm nguy cơ bệnh tái phát

Đa phần những trường hợp thăm khám sớm và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ đều có đáp ứng tốt. Vì vậy, bệnh nhân và gia đình nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý ngưng thuốc khi nhận thấy triệu chứng thuyên giảm. Ngoài việc điều trị củng cố, gia đình cũng cần cho bệnh nhân tái khám thường xuyên để được đánh giá tình trạng sức khỏe và xử trí nếu có dấu hiệu bất thường.

2. Xây dựng lối sống lành mạnh

Song song với việc điều trị củng cố, bệnh nhân nên xây dựng lối sống lành mạnh để nâng đỡ tinh thần và cải thiện sức khỏe thể chất. Lối sống khoa học vừa giúp ích trong việc điều trị vừa có thể giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Trước tiên, cần thay đổi các thói quen xấu như sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và hạn chế dùng quá nhiều caffeine. Trong trường hợp bị nghiện rượu và chất kích thích, bệnh nhân cần điều trị nội trú trong một khoảng thời gian nhất định.

trầm cảm có tái phát không
Ăn uống khoa học giúp nâng đỡ thể trạng và phần nào có thể giảm nguy cơ bệnh tái phát

Bên cạnh đó, nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tâm trạng và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện. Bệnh nhân cũng có thể tìm hiểu bị trầm cảm nên ăn gì, kiêng gì để dễ dàng xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp. Ngoài chế độ ăn, người bệnh cũng cần tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và trao đổi với cấp trên để được giảm khối lượng công việc.

3. Học cách kiểm soát stress

Stress là một trong những yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ tái phát trầm cảm và các rối loạn tâm thần. Do đó, bệnh nhân cần học cách kiểm soát stress để giữ tinh thần ổn định.

Các biện pháp kiểm soát stress:

  • Tham gia các lớp học hoặc trị liệu tâm lý để được hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống,… Các kỹ năng này sẽ giúp người bệnh làm việc hiệu quả và giảm thiểu những xung đột, phiền toái trong cuộc sống. Qua đó giảm đáng kể các yếu tố gây stress và phòng ngừa căng thẳng hiệu quả.
  • Tập thể dục mỗi ngày là cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Nếu có thể, bệnh nhân nên tập thở khí công và ngồi thiền để điều hòa cơ thể và ổn định tâm trạng.
  • Sử dụng một số loại thảo dược có tác dụng thư giãn, an thần và cải thiện tâm trạng như hoa cúc, bạc hà, trà xanh, trà đen, nghệ,…
  • Massage thư giãn cũng là cách giải tỏa căng thẳng hữu hiệu. Ngoài ra, cách này còn giúp giảm mệt mỏi, đau đầu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động bản thân yêu thích như chơi với thú cưng, trò chuyện với bạn bè, người thân, viết nhật ký, nấu ăn, chăm sóc cây cối, nghe nhạc,…

4. Trị liệu tâm lý ngay sau khi sang chấn

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những biến cố và sự việc không mong muốn. Nếu như người khỏe mạnh có thể tự điều chỉnh tâm lý và bình ổn lại sau một thời gian thì bệnh nhân có tiền sử trầm cảm sẽ phải đối mặt với sự buồn bã, đau khổ, tuyệt vọng và trống rỗng.

Để tránh bệnh tình tái phát, bệnh nhân nên trị liệu tâm lý ngay sau khi đối mặt với các sự kiện sang chấn như ly hôn, ly thân, vỡ nợ, phá sản, chứng kiến tai nạn nghiêm trọng,… Can thiệp tâm lý kịp thời giúp người bệnh bình ổn tâm lý và giảm tỷ lệ tái phát bệnh rõ rệt. Ngoài ra, trị liệu tâm lý sớm còn có thể phòng tránh các vấn đề tâm lý có liên quan như rối loạn stress cấp tính, rối loạn stress sau sang chấn,…

5. Điều trị các bệnh thể chất

Các bệnh lý thể chất tiềm ẩn cũng là nguyên nhân khiến trầm cảm tái phát thường xuyên và gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh trầm cảm và cường giáp, tiểu đường, các bệnh tim mạch, lupus ban đỏ hệ thống,…

Ngoài kiểm soát bệnh trầm cảm, bệnh nhân cũng cần điều trị các bệnh lý kể trên để ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Bên cạnh đó, tích cực điều trị cũng giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đa phần các bệnh lý có liên quan đến trầm cảm đều là bệnh mãn tính, khó dứt điểm. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách và chăm sóc hợp lý, bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và ổn định cuộc sống lâu dài.

Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân đã hiểu rõ Bệnh trầm cảm có tái phát không?, đồng thời nắm bắt nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Ngoài những thông tin trong bài viết, người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Bài viết liên quan

chọn tư thế ngồi phù hợp khi phỏng vấn
Mẹo Giảm Căng Thẳng Hồi Hộp Khi Tham Gia Phỏng Vấn
Mạng xã hội và những ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý người dùng
7 Mẹo đọc vị tâm lý ứng viên – Chìa khóa vàng trong tuyển dụng

Filed Under: Tâm Lý

Previous Post: « 7 Địa chỉ khám và điều trị bệnh động kinh tốt nhất tại TPHCM
Next Post: Hội chứng ngủ rũ (Narcolepsy): Nguyên nhân, nhận biết và điều trị »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Tummy time là gì? Lợi ích của tummy time đối với trẻ sơ sinh?
  • Son dưỡng là gì? Đã yêu môi của mình thì đừng quên tìm hiểu điều này
  • Bọng mắt là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị
  • Bệnh care ở chó là gì, có chữa dứt điểm được không?
  • Huyệt Ty trúc không là gì? Có tác dụng gì khi châm cứu, bấm huyệt?
  • Molybden là gì?
  • CC Cream là gì? Những điều cần biết về CC Cream
  • Sơn thạch là gì? 100+ mẫu nail thạch nhẹ nhàng, xinh xắn
  • Mộng du khi ngủ là gì? Có nguy hiểm cho sức khỏe hay không?
  • Nutella là gì? Cách tự làm Nutella đơn giản tại nhà

Chuyên mục

  • Blog
  • Gen Z
  • Giải Ngố
  • Tâm Lý
  • Thủ Thuật
  • Toplist

Copyright © 2023 · GDTD - Blog Chia Sẻ Kiến Thức Hay